Khám phá kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh chuẩn nhất

140 lượt xem

Việc áp dụng kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh chuẩn không những góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có vai trò quan trọng bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Quy trình sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh không chỉ đòi hỏi sự chính xác lẫn hiệu suất cao mà còn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về an toàn, vệ sinh. Mời các bạn cùng khám phá về kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh và quy trình sản xuất chi tiết sứ vệ sinh qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh

Kỹ thuật đúc: phân tích kinh tế kỹ thuật

Để hỗ trợ quá trình chọn phương pháp đúc, có một phần mềm được thiết kế riêng để đánh giá tính kinh tế của từng kỹ thuật đúc về khối lượng sản xuất. Số liệu dưới đây sẽ xem xét hai bối cảnh sản xuất giả định bồn cầu và bồn rửa mặt. Chi phí đúc cho cả 2 loại đã được tính cho từng công nghệ, dựa theo yêu cầu về khối lượng đầu ra, chi phí nhân công, thời gian sử dụng sản phẩm và những biến đổi về đầu ra do nhu cầu thị trường.

1.1 Sản xuất bồn cầu

Khi xem xét việc đúc bồn cầu, có ba công nghệ chính được đưa ra so sánh là đúc áp suất thấp (truyền thống, sử dụng thạch cao và nhựa thông), đúc áp suất trung bình và đúc áp suất cao.

Sản lượng đầu ra được phân loại theo bốn mức theo giả thuyết là thấp, trung bình thấp, trung bình cao và cao. Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác được xem xét như chi phí nhân công là 50 triệu lire/năm/công nhân, độ bền của sản phẩm là 10 năm và khả năng biến động về đầu ra là +/-10. Các giá trị tuyệt đối của mỗi yếu tố được so sánh để phản ánh sự khác nhau giữa các công nghệ đúc.

Kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh
Kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh

Kể cả khi áp dụng công nghệ tạo hình tối ưu, so sách các yếu tố trên cũng cho thấy các biến đổi đơn giá đáng kể giữa các loạt sản phẩm được sản xuất với số lượng nhỏ và loạt sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn.

Về tuổi thọ của sản phẩm, phân tích tuổi thọ 2.5, 10 và 20 năm với ví dụ về tình hình sản lượng đầu ra trung bình. Sản phẩm có tuổi thọ cực ngắn sẽ thuận lợi cho kỹ thuật đúc khuôn thạch cao ra sao so với đúc khuôn nhựa.

Cuối cùng, đánh giá tác động của biến đổi chi phí nhân công. Chỉ ở mức sản lượng cao thì việc giảm chi phí nhân công mới làm thay đổi công nghệ sản xuất đúc từ kỹ thuật đúc áp suất cao đến đúc khuôn nhựa dẻo.

1.2 Sản xuất bồn rửa mặt (lavabô)

Đối với các sản phẩm bồn rửa mặt, vẫn sử dụng công nghệ sản xuất đúc như bồn cầu.

Về mặt định lượng, chi phí đúc tối thiểu đạt được cho sản lượng thấp sử dụng kỹ thuật đúc tay 25 lít/sản phẩm; với sản lượng trung bình thấp, chi phí đúc thấp nhất với các khuôn đúc thạch cao 14 lít/sản phẩm; với sản lượng trung bình cao, chi phí thấp nhất với các khuôn đúc nhựa dẻo 10 lít/sản phẩm và với sản lượng rất cao, kỹ thuật đúc áp suất cao giúp giảm chi phí còn 7 lít/sản phẩm.

Chỉ ở mức sản lượng rất cao thì các dịch chuyển giữa các mức sản xuất dự kiến mới tạo ra biến đổi đáng kể trong kỹ thuật đúc tối ưu. Nếu trường hợp này xảy ra, kỹ thuật đúc áp suất trung bình sẽ phù hợp hơn so với kỹ thuật đúc áp suất cao khi biến động số lượng sản xuất so với dự kiến đạt hoặc vượt quá 30%.

Kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh
Kỹ thuật tạo hình sứ vệ sinh

Khi tuổi thọ dự kiến của sản phẩm là hai năm ở các mức sản lượng trung bình cao thì ảnh hưởng sẽ trái ngược. Nghĩa là trong điều kiện đúc áp suất cao sẽ có hiệu quả kinh tế hơn so với đúc áp suất trung bình.

Việc giảm chi phí lao động từ 50 xuống 30 triệu lít/năm làm cho kỹ thuật đúc khuôn nhựa dẻo được ưa chuộng hơn kỹ thuật áp suất trung bình với trường hợp sản lượng trung bình cao.

2. Quy trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh tiêu chuẩn

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính để sản xuất sứ vệ sinh là bột thạch cao, nước, nguyên liệu hồ (Kaolin, đất sét, feldspar, silica,…), nguyên liệu men (Silica, chất làm trắng, kẽm, CaCO3, feldspar,…). Các nguyên liệu phải trải qua quá trình sàng lọc cẩn thận.

2.2 Tạo khuôn và đúc sản phẩm

Nguyên liệu hồ và men sau khi đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào ống dẫn để chuyển đến khu vực đúc tạo hình. Khuôn mẫu dùng để đúc tạo hình các thiết bị vệ sinh được làm từ vật liệu thạch cao hoặc nhựa. Hỗn hợp được khuấy đều trong thùng trong vài tiếng rồi được rót vào khuôn. Quá trình đóng rắn và mất nước sau đó sẽ cho ra một thiết bị vệ sinh có hình dạng mong muốn.

Quá trình tạo khuôn đúc sứ vệ sinh
Quá trình tạo khuôn đúc sứ vệ sinh

2.3 Hoàn thiện mộc

Sau khi được loại khỏi khuôn, sản phẩm sẽ được cắt via và làm sạch theo kích thước chính xác của bản vẽ kỹ thuật. Kiểm tra mộc chi tiết để đảm bảo chất lượng, sau đó bôi dầu và sấy mộc sản phẩm.

2.4 Phun men

Sau khi sấy khô, các sản phẩm sẽ trải qua quá trình phun men, mỗi lớp men có độ dày tối thiểu là 0.5mm để bảo vệ bề mặt.

>>Xem thêm: Quy trình sản xuất gốm sứ theo hai phương pháp

2.5 Nung sản phẩm

Sau giai đoạn tráng men, sản phẩm được chuyển vào lò nung. Sau đó được kiểm tra sau khi nung tại phòng thí nghiệm với các tiêu chí như kích thước, độ hút nước, sốc nhiệt, bền nhiệt.

2.6 Hoàn thiện

Thử nghiệm tính năng của sản phẩm rồi đóng gói theo quy định đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng với tình trạng hoàn hảo và an toàn.

Vietnamarch – Đơn vị phân phối bột thạch cao uy tín: 0918.248.297