Trần thạch cao và những lưu ý khi sử dụng

1.112 lượt xem

Trần thạch cao ngày nay ngoài chức năng làm đẹp cho ngôi nhà nó còn dùng để trang trí tạo nên sự sang trọng và khác biệt cho ngôi nhà. Tuy đơn giản nhưng để tạo nên những bức trần thạch cao là cả một quy trình kĩ thuật. Nếu biết lựa chọn và trang trí đúng cách, đèn trang trí phối hợp cùng trần thạch cao sẽ trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo trong chính ngôi nhà của bạn.

Tham khảo: Ưu và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao   |  Những lưu ý khi xây dựng với vật liệu thạch cao.

1. Một số lưu ý khi thi công thạch cao

Một công trình xây dựng được tốt người ta thường xu hướng đánh giá trên 2 hạng mục : tính thi công và gu thẩm mỹ. Nhằm giúp ngôi nhà của bạn sang trọng hơn, đẹp hơn và bắt mắt hơn, trần thạch cao đã ra đời và được thi công rộng rãi.

Trần thạch cao với nhiều mẫu mã đa dạng giúp kiến trúc không gian sống trở nên hoàn mỹ đem lại những tiện ích to lớn đối với người dung.Bạn sẽ phải rất tinh ý và nhanh mắt mới có thể nhận ra trần thạch cao nếu không mới nhìn bạn sẽ dễ dàng nhầm tưởng trần thạch cao là trần đúc thật.

Trần thạch cao và những lưu ý khi sử dụng
Trần thạch cao và những lưu ý khi sử dụng

2. Một số lưu ý khi sử dụng trần thạch cao:

Kị nước: Tuy bền đẹp theo thời gian nhưng trần thạch cao khá “sợ” nước, bởi vậy trước khi thi công trần thạch cao bạn cần phải kiểm tra rất cẩn thận và kĩ lưỡng mái tôn hoặc mái ngói phía trên. Đảm bảo rằng mái không thể gây rò rỉ nước bạn mới có thể yên tâm thi công trần thạch cao.

Đối với những ngôi nhà lợp mái ngói, khi thi công trần thạch cao bạn cần cẩn trọng, cách an toàn nhất là bít hết các vị trí còn hở trên ngói để tránh nước có thể ngấm xuống trần. Nếu khâu này không làm cẩn thận, nước rò rỉ xuống sẽ khiến trần bị ố vàng và mất tính thẩm mĩ. Hãy nhớ thật kĩ điều này nhé, một khi đã để trần xuống cấp thì dù có làm lại, bổ sung thêm cũng không thể mang đến chất lượng như ban đầu được, màu trần sẽ không được đồng đều đâu.

Trần co lại: Qua một quá trình sử dụng trần thạch cao sẽ bị co lại và có thể khiến một vài vết nứt xấu xí xuất hiện trên trần nhà bạn. Thông thường nếu như bạn dùng kiểu trần nổi thì sẽ không phải lo lắng về hiện tượng này bởi trần chìm mới là “đối tượng” gặp phải rủi ro này.

Khi xảy ra hiện tượng trên bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay từ khi những vết nứt còn nhỏ bằng cách dặm và sơn lại. Nếu để lâu hơn khi các vết nứt to ra thì sẽ rất khó để chữa lành.

Rung khung xương: Đối với các công trình có mái tôn, thường khung xương của trần thạch cao được treo lên khung sắt. Do đó những lúc trời mưa to gió lớn khung rất dễ bị rung. Lúc này các mối nối thạch cao dễ bị nứt, rất xấu. Trong những trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng cách làm trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào khung mái tôn.

Chuột: Trước khi thi công bạn cần phải kiểm tra mái tôn kĩ càng để chắc chắn rằng chúng không có đường di ở trong trần nữa. Nếu vô tình để sót lại lũ chuột có thể cào vào trần tạo nên những âm thanh khó chịu khiến bạn mất ngủ, hoặc làm trần bị hỏng nếu tình trạng này kéo dài. Khủng khiếp hơn là chúng có thể chết trong đó nữa.

Chống nóng và chống ồn: Bản thân trần thạch cao đã có tính năng này rất hiệu quả nhưng bạn vẫn nên có thêm các biện pháp để chúng thực hiện 2 tính năng này tốt hơn. Đối với các công trình là mái tôn khi thi công bạn không nên để trần quá sát với mái tôn. Làm như thế sẽ tạo nên khoảng trống giữa mái và trần, chống nóng sẽ hiệu quả hơn đó. Bạn cũng có thể dùng xốp để chống nóng cũng rất hiệu quả đấy.

Trần giả là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ. Trần giả thường được cấu thành từ những vật liệu nhẹ như thạch cao, liên kết vào một hệ kết cấu (hệ khung xương), và bản thân hệ kết cấu này sẽ được liên kết vào kết cấu chính của không gian (sàn, dầm…). Đối với nhà ở, hình thức trần giả được sử dụng phổ biến nhất hiện nay (do yếu tố kinh tế và thi công đơn giản) là tấm thạch cao treo trên hệ khung trần bằng nhôm mạ kẽm.Tất nhiên tùy theo sở thích và môi trường sử dụng, hệ khung trần có thể là hệ khung trần nổi hoặc hệ khung trần chìm để tạo nên trần thạch cao nổi hay trần thạch cao chìm.

Trước khi tiến hành đóng trần giả (trần thạch cao), đặc biệt là khi bạn đang tiến hành cải tạo một không gian cũ, cần phải đảm bảo rằng kết cấu chịu lực hiện tại có thể chịu được tải trọng của tấm thạch cao và hệ khung trần.

Đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, chiều cao trần tối thiểu của một không gian sinh hoạt nên nằm vào khoảng 2,7 – 2,8m tính từ sàn hoàn thiện, để có thể đảm bảo sự thông thoáng cho không gian.

Cần một khoảng trống tối thiểu 15cm giữa trần giả và trần nhà nguyên thuỷ để có thể bố trí chiếu sáng âm trần một cách thoải mái. Khi bố trí các đèn chiếu sáng âm trần (downlight, spot…), nên đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các đèn này là 30cm để tránh tình trạng tập trung sức nóng tại một điểm, gây tổn hại cho cả hệ trần giả và trần nguyên thuỷ.

Đối với các công trình theo xu hướng hiện đại, khe treo rèm là một yếu tố quan trọng trên trần giả. Khe treo rèm nên có chiều sâu từ 12 – 15cm để vừa có thể che được thanh ray treo rèm, vừa thuận tiện cho các thao tác khi thay rèm.

Ngoài ra những yếu tố về đa dạng kiểu mẫu, sự đồng bộ sản phẩm cũng góp phần đưa thương hiệu tấm trần thạch cao đến với người sử dụng. Thạch cao không những mang đến những mẫu trần thạch cao đẹp mà sản phẩm trần thạch cao mang lại sự an toàn cho người sử dụng. An toàn ở đây không chỉ xét về mặt cơ lý, mà còn phải đảm bảo tuyệt đối trong cấu thành sản phẩm mang lại sự bảo vệ và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Đây là những giá trị không dễ dàng mà người sử dụng có thể nhìn thấy được, phải qua thời gian trải nghiệm mới có thể cảm nhận.

Xem thêm: Thi công trần thạch cao

This entry was posted in . Bookmark the permalink.