Ưu và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao

Trần thạch cao tạo sự sang trọng và hiện đại cho gia chủ nên nhiều người chọn loại vật liệu này trong thiết kế nội thất. Thế nhưng ngoài những ưu điểm thì trần thạch cao còn có những nhược điểm mà có lẽ bạn chưa biết.

Vật liệu này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt… Thạch cao có tác dụng: cách nhiệt và cách âm, chịu nước và chống cháy, an toàn với môi trường.

Trần thạch cao có hai loại: trần nổi và trần chìm. Ở trần nổi thì dễ dàng tháo dỡ và sửa chữa. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm. Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao
Ưu và nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao

Trần thạch cao đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật. Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau.

Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.

Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà. Trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần của bạn bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng vì vậy trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên cho thợ trét mastic và sơn lại.

 

Tags: Thi công trần thạch cao

This entry was posted in . Bookmark the permalink.