Nhà ống vốn là kiểu nhà phổ biến tại nhiều tỉnh thành phố của nước ta do phù hợp với diện tích sử dụng, song nhược điểm của những căn nhà này là khá dài, ánh sáng và không khí khó có thể lưu thông dễ dàng được. Và giải pháp lắp đặt trần thạch cao cho nhà ống có thể giúp cải thiện tầm nhìn, giảm nhiệt đồng thời tăng hiệu quả hơn về chiếu sáng cho gia đình của bạn đấy.
Tham khảo thêm:
– Cách tính mét vuông trần thạch cao khi thi công
– Mẫu trần thạch cao phòng ăn cổ điển đẹp khó cưỡng khiến gia đình thêm sang
Thông thường bạn nên chọn những gam màu sáng để tạo độ rộng cho căn nhà ống vốn đã hẹp – dài này. Quy trình lắp đặt trần thạch cao phải tuân thủ theo các bước sau để đảm bảo bạn sẽ có một không gian đúng ý nhé.
1. Xác định độ cao trần
Đây là bước quan trọng vì bạn có thể sẽ làm cho căn nhà của mình mất căn đối khi không xác định đúng chiều cao của nhà để rồi tính toán sai độ dày của trần thạch cao.
2. Đánh dấu độ cao của trần
Sau khi đã đo đạc và lên ý tưởng thì việc đánh dấu chỗ cần tiến hành làm là điều cần thiết. Dụng cụ hỗ trợ cần thiết cho khâu này là: ống nivo, ống nước để quá trình đánh dấu chính xác và thuận tiện hơn.
3. Treo nẹp
Treo nẹp viền tường theo dấu mực đã vạch sẵn, bạn có thể gắn nẹp viền vào tường bằng đinh thép hoặc vít, lưu ý khoảng cách tối đa giữa các lỗ đinh là 300mm. Việc này cần tiến hành một cách chính xác và có tuần tự để việc đo đạc diện tích sử dụng diễn ra thuận lợi hơn.
4. Treo ty
Cách tiến hành: treo một đầu ty vào hệ xương chính và đầu còn lại thì gắn với trần hoặc mái cho chắc chắn, khoảng cách giữa 2 điểm treo thường là 1200mm, đối với điểm treo đầu tiên với tường nhất thiết phải là 300mm.
5. Treo xương chính gắn với ty
6. Treo xương phụ gắn với xương chính bằng bát liên kết, đảm bảo khoảng cách giữa xương phụ là 400mm.
7. Căn chỉnh xương cho chuẩn và lắp đặt tấm căn chỉnh mặt phẳng của hệ khung.
8. Hoàn thiện các mối nối và làm phẳng.
Chúc các bạn thành công!